Những quy định mới có hiệu lực từ năm 2020
Không lái xe khi đã có sử dụng rượu, bia, kể cả đi xe đạp
Theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 và bắt đầu hiệu lực từ ngày 01.01.2020, luật cấm người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (bao gồm ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, môtô) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (bao gồm xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo) có nồng độ cồn vượt mức cho phép theo quy định.
Đối với người điều khiển ô tô, mức xử phạt cao nhất từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; đối với người điều khiển xe mô tô, mức phạt từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
Uống rượu, bia: đi xe đạp cũng bị phạt
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia được quy định chi tiết, cụ thể như sau:
- Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia đều sẽ bị xử phạt
- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia hoặc các hình thức bán, cung cấp, khuyến mãi rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;
- Nghiêm cấm sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên không được uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
- Không mở điểm bán rượu bia cố định trong bán kính 100m tính từ khuôn viên cơ sở y tế, nhà trẻ, mẫu giáo...
Ôtô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới
Từ ngày 01.01.2020, các loại xe ôtô sản xuất từ năm 2008 trở lại đây phải đáp ứng mức tiêu chuẩn khí thải với mức cao hơn thì mới được cấp Chứng nhận đăng kiểm tham gia giao thông.
Ôtô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới.
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam có trên 3,5 triệu xe ôtô. Tính toán cho thấy, trong năm 2020 sẽ có khoảng hơn 2,4 triệu xe ôtô được sản xuất từ sau năm 2008 phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới.
Xem thêm: Xe ôtô cần kiểm tra gì trước khi đi chơi xa
Cấp GPLX theo mẫu mới có mã QR
Từ ngày 1.6.2020, GPLX cấp mới sẽ có mã QR để đọc, giải mã nhanh thông tin trên giấy phép và liên kết với hệ thống thông tin quản lý cấp GPLX. Những giấy phép được cấp trước ngày 1.12.2019 vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép.
Cấp GPLX theo mẫu mới có mã QR.
Lắp camera giám sát đào tạo học lái xe
Từ ngày 01.05.2020, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết. Điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.
Đặc biệt, Thông tư quy định các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường để giám sát số km học lái xe trên đường của học viên.
Lắp camera giám sát đào tạo học lái xe.
Thông tư số 38/2019 sửa đổi của Bộ GTVT cũng bổ sung thêm hai môn học là xử lý tình huống giao thông trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin tập lái.
Đáng chú ý, từ ngày 01.01.2020, tất cả trung tâm sát hạch phải lắp đặt camera giám sát ở phòng sát hạch lý thuyết và sân sát hạch để truyền trực tiếp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Việt Nam mở cửa với xe nhập khẩu từ EU
Theo Bộ Tài chính, trong vòng 9 năm đối với xe nhập khẩu từ EU có dung tích xy-lanh trên 3.0L sẽ được giảm thuế theo lộ trình dần dần. Hết 9 năm, thuế nhập xe hơi từ EU về Việt Nam sẽ bằng 0% như các xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia về Việt Nam hiện nay.
Việt Nam mở cửa với xe nhập khẩu từ EU.
Đối với các dòng xe dưới 2.0L, lộ trình cắt giảm thuế sẽ diễn ra trong 10 năm, sau 10 năm Việt Nam chính thức bỏ thuế đối với xe nhập EU có dung tích thấp.
Như vậy, nếu Việt Nam và EU chính thức thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan, chắc chắn thuế nhập xe hơi từ EU hiện là 70-75% sẽ được cắt giảm mạnh và cơ hội lớn cho các dòng xe EU vào Việt Nam.
Xe máy phải dán nhãn năng lượng
Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 59/2018/TT-BGTVT hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. Theo đó, cơ sở sản xuất, nhập khẩu xe phải công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu theo quy định trước khi thực hiện dán nhãn năng lượng.
Xe máy phải dán nhãn năng lượng.
Việc dán nhãn năng lượng phải được cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe duy trì trên xe cho tới khi xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng.
Bài viết liên quan
- Thiết kế website bán ô tô chuyên nghiệp
- Unibody và ưu điểm của xe kết cấu liền khối
- Body on frame và ưu điểm của thân xe khung rời
- Xe ô tô sẽ đi được bao xa khi sắp hết nhiên liệu?
- Phân biệt chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài trên ô tô
- Phân biệt và so sánh ưu nhược điểm của phanh đĩa và phanh tang trống trên ô tô
- Những lỗi nguy hiểm của lái xe Việt trên cao tốc
- Mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu với Cruise Control
- Tìm hiểu bí kíp lái xe cho các mẹ bầu
- Các điểm cần chú ý khi lái xe ô tô nhưng ít người quan tâm
- Những điều cần nắm rõ khi học lái xe ô tô bằng B2
- Kinh nghiệm lái xe an toàn cho người mới tập lái
- Kinh nghiệm lái xe an toàn và xử lý tốt tình huống
- Bi quyết tăng giá trị cho ôtô cũ để bán lại
- Những bộ phận trên ôtô rất dễ hư hỏng khi trời nắng nóng
- Lưu ý quan trọng để lái xe an toàn khi trời mưa lớn
- Lưu ý những dịch vụ quan trọng khi mua bảo hiểm ôtô
- Say xe và những cách phòng chống hiệu quả
- Những lưu ý cho người mới lái xe ô tô
- Lưu ý khi bảo dưỡng xe ôtô định kỳ
- Những bộ phận trên xe ô tô dễ bị hư hỏng nhất