Kinh nghiệm lái xe an toàn cho người mới tập lái
1. Trang phục, giày dép
Người mới tập lái xe nên đi giày vì nó ôm sát chân bạn, giúp cho dịch chuyển giữa chân ga và phanh, cũng như ra vào côn (với xe số sàn) được thuận tiện.
Nếu đi dép thì nên chọn loại có quai hậu và nhớ cài quai, không để quai lòe xòe mắc vào chân ga, chân phanh khi đi đường thì rất nguy hiểm.
Còn trang phục, bạn nên chọn loại nào gọn gàng, thoải mái cho việc thao tác trên ghế lái. Bạn không nên mặc trang phục bó quá hoặc rộng quá.
2. Tư thế ngồi
Cách ngồi tốt nhất là ngồi thẳng tựa lưng thoải mái vào ghế. Đồng thời, luôn điều chỉnh tựa đầu sao cho đầu sát lên tựa hoặc khoảng cách từ 5-7 cm; điểm giữa tựa đầu ngang với mắt.
Tư thế ngồi thoải mái, giúp thuận tiện và lái xe an toàn. Ảnh: St.
Trong trường hợp cần dựng hoặc ngả tựa lưng ghế, bạn cần đảm bảo sao cho tay vẫn nắm vô lăng, khuỷu tay hơi chùng.
Bạn nên kéo lùi ghế ra trước hoặc sau sao cho đầu gối hơi chùng và chân có thể dẫm phanh, ga, côn thoải mái. Sau đó chỉnh ghế ngồi lên, xuống sao cho đỉnh đầu cách trần xe khoảng một gang tay; người thấp thì chỉnh ghế cao nhất có thể.
3. Cách đặt chân trên xe
Luôn tì gót chân lên sàn xe, đạp phanh, ga, côn bằng bàn chân. Không nhấc chân lên khỏi sàn xe rồi đạp xuống, thói quen này dễ dẫn đến nhầm phanh/ga.
Chân trái đạp côn hoặc nghỉ đối với xe tự động, chân phải phanh và ga. Tuyệt đối không dùng một chân phanh, một chân ga với xe số tự động.
Đặt chân đúng tránh nhầm chân phanh, ga. Ảnh: St.
Nên tì gót chân phải dịch về phía chân phanh, xoay cổ chân quanh điểm tì gót: xoay trái là phanh, xoay phải là ga. Thói quen này giúp dễ dàng xoay trái để phanh trong các tình huống bất ngờ, thậm chí vừa đạp nhầm chân ga có thể xử lý phanh ngay.
4. Kỹ thuật lái xe trên đường
4.1. Kỹ thuật cầm vô lăng
Đầu tiên là bạn phải có kỹ thuật cầm vô lăng. Bạn nên cầm vô lăng nhẹ nhàng, vừa phải, không ôm ghì vô lăng. Và nên cầm vô lăng bằng cả hai tay; trừ trường hợp một tay phải cần đặt sẵn cần số khi đường đông phải lên xuống số liên tục hoặc khi đi đường dài có thể tạm nghỉ thư giãn một tay (khi thấy có đủ an toàn).
Nên cầm vô lăng bằng cả hai tay. Ảnh: St.
Vị trí đặt tay lên vô lăng khi lái xe trên đường nên đặt vào vị trí số 9-3 giờ, hoặc 10-2 giờ. Khi lái đường xa, có thể đặt trùng tay ở vị trí 8-4 giờ sẽ giúp đỡ mỏi tay hơn.
4.2. Kỹ thuật đánh lái
Bình thường, với những người lái có nhiều năm kinh nghiệm, họ có thể đánh lái bằng 1 tay. Tùy thuộc vào người đánh lái thuận tay nào mà họ sẽ dùng tay đó. Thường thì đánh lái sẽ dùng lòng bàn tay tì vào và xoay vòng tay lái. Cách đánh lái này được rất nhiều người sử dụng.
Tuy nhiên, với những người là tay lái mới thì không phải ai cũng làm được. Thường họ sẽ áp dụng đánh lái kéo đẩy. Tuyệt nhiên không nên đánh lái chết, như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến lốp và đôi khi sẽ còn nguy hiểm.
4.3. Vào ngã ba, ngã tư
Luôn bật xi nhan trước khi rẽ, khoảng cách bật trước tùy thuộc vào tốc độ và lưu lượng giao thông. Tuy nhiên, bạn nên bật xi nhan sớm hơn một chút.
Khi qua ngã tư, lưu ý không bật đèn khẩn cấp (hazard light) để báo hiệu đi thẳng như nhiều người lái xe vẫn hiểu nhầm.
Khi rẽ phải, nhớ ôm cua khi xe vào ngã rẽ, tránh để đầu xe vươn ra giữa dòng xe, dễ gây va chạm với các xe cùng dòng rẽ phải hoặc lấn sang làn ngược chiều.
Khi rẽ trái, không cắt cua chiếm đường của dòng xe ngược hướng lại vì dễ gây ùn tắc giao thông.
5. Kỹ thuật lùi, đỗ xe
Với những người mới tập lái xe, thì đỗ xe đạt chuẩn là một kỹ thuật khó. Có hai kiểu đỗ xe là lùi, đỗ song song và lùi, đỗ vuông góc (lùi chuồng). Tuy nhiên, lùi, đỗ song song là hay gặp nhất (ví dụ như đỗ xe dọc mép vỉa hè).
Để thực hiện được việc lùi, đỗ song song, bạn áp dụng 3 bước cơ bản sau:
Lùi một góc xiên khoảng 30-45 độ để đặt được bánh sau hay đuôi xe vào gần sát với vỉa hè.
Đánh lái sang hết bên trái hoặc phải, tùy hướng phải dịch đầu vào và tiếp tục lùi chậm để kéo đầu xe vào sát với vỉa hè.
Khi thân xe đã song song với vỉa hè thì trả lái, tiến lên hay lùi xuống cho đúng chỗ.
Bài viết liên quan
- Những bộ phận trên xe ô tô dễ bị hư hỏng nhất
- Những quy định mới có hiệu lực từ năm 2020
- Chính sách giải quyết tranh chấp
- Lưu ý khi bảo dưỡng xe ôtô định kỳ
- Những lưu ý cho người mới lái xe ô tô
- Say xe và những cách phòng chống hiệu quả
- Lưu ý những dịch vụ quan trọng khi mua bảo hiểm ôtô
- Lưu ý quan trọng để lái xe an toàn khi trời mưa lớn
- Những bộ phận trên ôtô rất dễ hư hỏng khi trời nắng nóng
- Bi quyết tăng giá trị cho ôtô cũ để bán lại
- Kinh nghiệm lái xe an toàn và xử lý tốt tình huống
- Những điều cần nắm rõ khi học lái xe ô tô bằng B2
- Các điểm cần chú ý khi lái xe ô tô nhưng ít người quan tâm
- Tìm hiểu bí kíp lái xe cho các mẹ bầu
- Mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu với Cruise Control
- Những lỗi nguy hiểm của lái xe Việt trên cao tốc
- Phân biệt và so sánh ưu nhược điểm của phanh đĩa và phanh tang trống trên ô tô
- Phân biệt chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài trên ô tô
- Xe ô tô sẽ đi được bao xa khi sắp hết nhiên liệu?
- Body on frame và ưu điểm của thân xe khung rời
- Unibody và ưu điểm của xe kết cấu liền khối
- Thiết kế website bán ô tô chuyên nghiệp
- Mercedes S450 4MATIC Luxury
- Mercedes-Maybach GLS 600hi
- Ford Raptor
- Cho Thuê Xe Tự Lái Long Xuyên An Giang - Đăng Khoa