Mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu với Cruise Control
Công dụng chính của Cruise Control
Hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control hiện đại được phát minh bởi kỹ sư Ralph Teetor vào năm 1945 và bắt đầu được ứng dụng trên các mẫu xe thương mại vào năm 1958. Hệ thống này sẽ được kích hoạt chủ động bởi người lái thông qua nút bấm trên vô-lăng hoặc cần gạt phía sau vô-lăng.
Sau khi được kích hoạt tại tốc độ mong muốn, người lái không cần phải đạp vào bàn đạp ga để duy trì tốc độ, mà hệ thống kiểm soát hành trình sẽ chủ động giữ chân ga, thông qua điều kiển tự động góc mở bướm ga.
Điều này giúp cho việc di chuyển trên các cung đường trường, quốc lộ hoặc đường cao tốc được thoải mái và người lái cũng rảnh chân hơn. Từ đó hạn chế được các mệt mỏi do lái xe suốt một chặng đường dài
Trên các mẫu xe hạng sang cao cấp, hệ thống này còn được nâng cấp thêm một bậc với tính năng hạn chế tốc độ. Xe sẽ chủ động hạn chế tốc độ mỗi khi xe đi xuống dốc với Cruise Control đã kích hoạt. Ngoài ra, chúng ta có thể thiết lập tốc độ giới hạn để không vi phạm lái xe quá tốc độ cho phép, khi di chuyển trong khu vực đông dân cư.
Một số xe ô tô hiện đại còn có hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control, tự động giảm tốc độ khi có phương tiện di chuyển chậm hơn phía trước và tăng tốc trở lại khi xe phía trước di chuyển với tốc độ nhanh hơn.
Mẹo lái xe tiết kiệm với Cruise Control
Theo định nghĩa phía trên, hệ thống Cruise Control dưới sự điều khiển của ECU sẽ tự động và tính toán cần bao nhiêu nhiên liệu để có thể đạt đến và duy trì tốc độ mong muốn. Và hệ thống này chắc chắn sẽ hoạt động chính xác hơn rất nhiều so với lực đạp của chân người. Do đó, để lái xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, chúng ta có thể tận dụng vào cơ chế trên của Cruise Control.
Thông thường, hệ thống cruise control sẽ không hoạt động ở dải tốc độ thấp, mà sẽ cần một tốc độ tiêu chuẩn dao động từ 45 – 50 km/h và được thiết lập bởi nhà sản xuất. Do đó, chúng ta cần phải tăng tốc đến mốc tốc độ này để có thể kích hoạt Cruise Control.
Sau đó, bạn hãy bắt đầu tăng tốc cho đến khi đạt tốc độ mong muốn. Với một số xe cao cấp, chúng ta có thể tăng tốc theo quãng lớn +10 km/h mỗi lần, và bạn có thể tận dụng điều này để tăng tốc nhanh hơn. Tin vui là máy tính của xe vẫn chỉ cung cấp một lượng xăng vừa đủ chứ không mở hết bướm ga như cách đạp ga chủ động của người lái.
Sau khi xe đã di chuyển ổn định, bạn vẫn phải xem xét tình hình giao thông thực tế để có thể tăng giảm tốc độ hợp lý, và cũng thông qua hệ thống Cruise Control. Ngoài ra, trong suốt quá trình trên, bạn nên đặt chân lên bàn đạp phanh để có thể phản ứng khi gặp các tình huống khẩn cấp.
Chắc chắn, mẹo trên không chỉ giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu mà còn tìm thấy rất nhiều thú vị với hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control.
Bài viết liên quan
- Những bộ phận trên xe ô tô dễ bị hư hỏng nhất
- Những quy định mới có hiệu lực từ năm 2020
- Chính sách giải quyết tranh chấp
- Lưu ý khi bảo dưỡng xe ôtô định kỳ
- Những lưu ý cho người mới lái xe ô tô
- Say xe và những cách phòng chống hiệu quả
- Lưu ý những dịch vụ quan trọng khi mua bảo hiểm ôtô
- Lưu ý quan trọng để lái xe an toàn khi trời mưa lớn
- Những bộ phận trên ôtô rất dễ hư hỏng khi trời nắng nóng
- Bi quyết tăng giá trị cho ôtô cũ để bán lại
- Kinh nghiệm lái xe an toàn và xử lý tốt tình huống
- Kinh nghiệm lái xe an toàn cho người mới tập lái
- Những điều cần nắm rõ khi học lái xe ô tô bằng B2
- Các điểm cần chú ý khi lái xe ô tô nhưng ít người quan tâm
- Tìm hiểu bí kíp lái xe cho các mẹ bầu
- Những lỗi nguy hiểm của lái xe Việt trên cao tốc
- Phân biệt và so sánh ưu nhược điểm của phanh đĩa và phanh tang trống trên ô tô
- Phân biệt chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài trên ô tô
- Xe ô tô sẽ đi được bao xa khi sắp hết nhiên liệu?
- Body on frame và ưu điểm của thân xe khung rời
- Unibody và ưu điểm của xe kết cấu liền khối
- Thiết kế website bán ô tô chuyên nghiệp
- Mercedes S450 4MATIC Luxury
- Mercedes-Maybach GLS 600hi
- Ford Raptor
- Cho Thuê Xe Tự Lái Long Xuyên An Giang - Đăng Khoa