Bảo dưỡng phụ tùng xe ô tô định kỳ: khi nào bảo dưỡng và thay thế cái gì?
Không có gì là bên bỉ mãi mãi, khi ô tô ngày càng trở nên phổ biến đối với người Việt Nam, vừa là tài sản, vừa dần trở thành một biểu tượng đẳng cấp, thì việc chăm sóc bảo dưỡng định kỳ càng trở nên cần thiết để chiếc ô tô luôn ở phong độ tốt nhất. Đừng để đến khi những vấn đề thật sự làm phiền chúng ta thì mới nghĩ đến việc sửa chữa vì như vậy thường ta đã ở vào cảnh “đã rồi”, hãy ngăn chặn chúng trước khi chúng kịp xuất hiện. Ngay cả luật pháp quốc gia cũng bắt buộc xe phải kiểm định chất lượng hàng kỳ nhằm đảm bảo an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông và dễ dàng quản lý chất lượng phương tiện.
Hầu hết các tài xế đều thấy được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ, nhưng một chiếc ô tô có tới hơn 30.000 chi tiết và một số trong đó cần phải định kỳ thay thế để đảm bảo lái xe an toàn, tránh hỏng hóc, tai nạn. Vậy bao lâu thì thay và thay cái gì mới là điều quan trọng nhất mà chúng ta phải tìm hiểu. Ở bài viết này, hãy cùng tham khảo nhé!
1. Lợi ích của việc bảo dưỡng ô tô định kỳ
Ngăn chặn sớm những hư hỏng & Kéo dài tuổi thọ của xe
Điều kiện vận hành xe ở Việt Nam tương đối khắc nghiệt: Đường xá, khí hậu, không khí nhiều bụi, nhiệt độ cao, xe thường chạy ở tốc độ thấp, nổ máy tại chổ nhiều v.v… khiến nhiều chi tiết, hệ thống trên xe ô tô bị ảnh hưởng do sự biến đổi chất lượng của dầu nhớt, mỡ bôi trơn. Nhưng những thứ ấy thì bạn không dễ gì phát hiện được, vì vậy cần một quá trình bảo dưỡng xe ô tô định kỳ, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và xử lý kịp thời những hư hỏng (Nếu có).
Ngoài ra, xe ô tô được cấu thành từ nhiều cụm chi tiết khác nhau, mỗi cụm chi tiết được lắp ghép với nhau theo nhiều phương pháp. Nếu trong quá trình vận hành xảy ra những mài mòn giữa những mối lắp ghép, thì việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp ngăn chặn những hư hỏng không cần thiết, kéo dài tuổi thọ cho xe.
Tiết kiệm chi phí và lái xe an toàn
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ giúp cho khách hàng ngăn chặn được những hư hỏng lớn và những hư hỏng này thường tốn chi phí cao hơn rất nhiều so với chi phí bảo dưỡng xe ô tô. Hơn thế nữa, Khi các chi tiết bị hư hỏng nặng sẽ gây ra mất an toàn cho người sử dụng.
Yên Tâm, thỏa mái khi lái xe
Chiếc xe của bạn vừa được chăm sóc ở chính hãng, nơi có những Kỹ thuật viên hiểu chiếc xe bạn nhất. Bạn sẽ không phải chịu những cảm giác khó chịu khi sử dụng một chiếc xe mà thường xuyên phát ra những tiếng kêu lạ, hay cảm giác bất an vì xe lâu rồi không được kiểm tra…. Do đó, cảm thấy yên tâm, thỏa mái hơn khí lái xe đi công việc hay đi chơi với gia đình.
Đảm bảo hiệu lực bảo hành
Để bảo hành có hiệu lực, xe của bạn phải thực hiện đầy đủ bảo dưỡng định kỳ tại các Trung tâm Dịch vụ được ủy quyền bởi nhà sản xuất xe.
2. Chu kỳ bảo dưỡng xe ô tô định kỳ
Tùy theo nhà sản xuất mà chu kỳ bảo dưỡng xe ô tô sẽ khác nhau. Thông thường chu kỳ bảo dưỡng cần được thực hiện sau mỗi 10.000km hoặc 6 tháng tùy theo điều kiện nào tới trước.
Tuy nhiên, việc ghi nhớ đôi lúc sẽ gây ra khó khăn cho người sử dụng, vì vậy trên một số dòng xe có đèn cảnh báo nhắc nhở bảo dưỡng hoặc đôi khi có hẳn một ứng dụng dành cho việc này. Ngoài ra còn những dấu hiệu cảnh báo khác dân dã hơn như: mòn phanh, tiếng ồn, v.v…Hoặc sau khi lái xe trong điều kiện khắc nghiệt bạn nên mang xe đi kiểm tra.
Có thể tham khảo chu kỳ bảo dưỡng sau:
3. Những “chi tiết” cần định kỳ bảo dưỡng
Dầu nhớt
Đối với các động cơ và các trục chuyển động trên và hệ thống lái, hệ thống phanh, gầm xe ô tô hoạt động được thì không thể thiếu các loại dầu nhớt bôi trơn, giảm ma sát như dầu nhớt động cơ, dầu nhớt hộp số, dầu trợ lực lái, dầu phanh, dầu cầu. Dầu nhớt không chỉ đóng vai trò bôi trơn mà còn giảm nhiệt trên động cơ, bảo vệ các chi tiết máy, trục không bị ăn mòn, sét rỉ.
Mỗi loại dầu nhớt đều có chức năng riêng, chỉ số dầu nhớt khác nhau và thời hạn thay thế định kỳ cũng không giống nhau.
Dầu động cơ
Được thay thế định kỳ sẽ giúp động cơ chạy bền bỉ và êm ái. Định kỳ thay thế dầu động cơ 6 tháng/lần hoặc sau khi sử dụng được 5000 km. Cấp độ nhớt cho máy xăng là SM 20W-50 và máy dầu là SG/CF 20W-50.
Dầu hộp số
Lọc dầu nhớt hộp số: đây là một bộ lọc nằm trong hộp số, mỏng và dẹt để lọc các cặn bẩn, mạt sắt trong dầu nhớt (do quá trình vận hành của các bánh răng sinh ra hoặc do dầu nhớt bị sình bùn, vón cục). Thay thế dầu hộp số 40.000~80.000 km/lần là thiết bị tiếp theo trong lịch bảo dưỡng xe ô tô định kỳ. một số hãng khuyến cáo lên đến 160.000 km – 240.000km mới cần thay
Dầu vi sai, dầu trợ lực lái, dầu phanh và dầu ly hợp
Chu kỳ thay thế các loại dầu này là 40.000 km/lần. Cấp độ nhớt cho dầu trợ lực lái là GL-5 85W-90. Thay thế dầu phanh và dầu ly hợp đúng định kỳ không chỉ giúp hệ thống phanh, ly hợp vận hành đúng chuẩn mà còn duy trì lượng dầu áp suất thủy lực một cách tốt nhất.
Bộ phận lọc
Lọc dầu nhớt động cơ
Chức năng tương tự như lọc dầu nhớt hộp số nhưng lọc dầu nhớt động cơ bằng giấy, thường được gắn ở bên ngoài để dễ dàng thay thế định kỳ. Lọc dầu nhớt máy sẽ giữ lại những sình dầu, bụi cám, mạt sắt lẫn trong dầu, không cho chúng đến các chi tiết động cơ, làm tăng ma sát và nứt vỡ các chi tiết này. Đối với lọc dầu nhớt động cơ, các chuyên gia khuyến cáo nên thay định kỳ sau mỗi 10.000 km giúp hệ thống bôi trơn vận hành tốt, tức là 2 lần thay dầu nhớt là một lần bạn cần thay lọc nhớt.
Lọc gió động cơ
Là “lá phổi” của động cơ ô tô, giúp lọc bụi bẩn và tạp chất lẫn trong không khí trước khi gió được đưa tới xy lanh đốt cháy. Vì vậy, bụi bẩn sẽ bám trên mặt và các khe của bộ lọc, càng ngày càng dày. Nếu bạn muốn động cơ hoạt động tốt và tiết kiệm nhiên liệu thì vệ sinh lọc gió động cơ sau 5000 km/lần và thay thế mỗi chu kỳ 20.000~30.000 km tùy vào điều kiện không khí ở khu vực mà xe hay vận hành.
Lọc nhiên liệu
Là bộ lọc nằm trong thùng xăng để giúp cho nhiên liệu đưa vào buồng đốt được sạch và tinh khiết hơn. Lọc xăng cần thay khi chúng mất chức năng lọc, thường là bị tắc khiến xăng không thể tới động cơ ô tô. Định kỳ thay thế lọc nhiên liệu 40.000 km/lần để đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu đúng tiêu chuẩn.
Lọc gió điều hòa
Là một “lá phổi” khác nằm trong cabin của xe, lọc gió mang đến không khí sạch sẽ và trong lành để bạn hít thở khi ngồi trong xe, tuy nhiên nhiều lúc nó cũng mang những mùi hôi hám, khó chịu khiến bạn không thể ngửi được. Lọc gió này còn được gọi là lọc gió cabin, chúng ngăn và lọc bụi bẩn, phấn hoa, lá cây,.. từ ngoài không khí vào trong cabin lái. Theo khuyến cáo của các hãng xe thì thời gian kiểm tra vệ sinh lọc gió điều hòa là sau mỗi 5.000 km và quãng đường này có thể tương ứng 6 tháng với người chạy trung bình. Sau vài lần kiểm tra vệ sinh, lọc gió nên được thay thế sau mỗi 20.000 km.
Bình ắc quy
Lịch bảo dưỡng xe ô tô định kỳ cho thiết bị bình ắc quy tốt nhất là mỗi tháng một lần.
Lốp xe
Nên được kiểm tra định kỳ theo điều kiện sử dụng và tình trạng xe hơi cũ hay mới bằng những dấu hiệu bào mòn trên lốp. Lịch kiểm tra áp xuất lốp mỗi tháng một lần và nhớ đảo lốp sau 10.000 km/lần.
Hệ thống phanh và hệ thống lái
Hệ thống phanh nên kiểm tra thường xuyên xem đạp có ổn định không, âm thanh phát ra khi phanh, độ mòn má phanh… để đảm bảo an toàn trong quá trình lái xe.
Hệ thống lái nên kiểm tra đánh lái có nhẹ nhàng không, ổn định không.
Má phanh, đây là một thành phần trong hệ thống phanh và cũng cần được thay thế định kỳ. Nó tác động ma sát trực tiếp lên đĩa phanh để làm giảm tốc độ hoặc dừng xe. Lắp đặt kèm với má phanh là cảm biến báo mòn má phanh để cho người sử dụng xe biết thời điểm cần thay má phanh để đảm bảo an toàn. Má phanh không thể xác định thời gian thay thế định kỳ cố định mà phụ thuộc vào cách bạn sử dụng xe, thời gian xe được sử dụng, địa điểm sử dụng và chất lượng của má phanh.
Một số phụ tùng cần bảo dưỡng định kỳ khác
Dây đai truyền động
Thường xuyên kiểm tra và thay thế dây cua roa sau 40.000 km/lần.
Nước rửa kính và nước làm mát động cơ
Duy trì lượng nước rửa kính sạch đủ trên xe để tầm quan sát của bạn được toàn diện. Ngoài ra, bạn cần thay thế nước làm mát động cơ sau 160.000 km/một lần để động cơ không phát sinh nhiệt trong quá trình di chuyển.
Hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu
Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu có thể kiểm tra bằng mắt thông qua việc bật tất cả công tác đèn và tín hiệu trên xe.
Chổi gạt mưa
Là một bộ phận không thể thiếu khi bạn lái xe trên đường mưa gió, sương mù ẩm ướt. Lưỡi chổi gạt mưa được làm bằng cao su, quét bụi bẩn và nước bám trên kính chắn gió trước hoặc sau (tùy xe), ma sát sinh ra và tác động của môi trường khiến chổi gạt mưa dần bị mòn và vỡ nứt. Đó là thời điểm bạn cần thay thế bằng chiếc chổi gạt mưa mới, chính hãng để chuyến đi của bạn trở lên an toàn hơn.
Bugi đánh lửa
Để làm trục khuỷu động cơ quay được, các xy lanh cần phải hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ, và như vậy những chiếc bugi trong động cơ cũng thế, để nhiên liệu có thể tạo ra nhiên năng thì bugi phải hoạt động và phóng tia lửa điện làm cháy chúng. Những chiếc bugi cũng cần được thay thế gần như định kỳ, nếu một trong số các bugi không hoạt động thì động cơ cũng sẽ dừng hoạt động, chúng phải làm việc đồng thời.
Cao su chân máy, chân số
Động cơ và hộp số của xe ô tô cần phải được cột chặt vào khung và sàn xe thì mới có thể truyền động tới các bánh xe làm xe chuyển động. Nếu không có các cao su chân máy và chân số, xe của bạn sẽ rất rung, khoang động cơ luôn có tiếng va chạm và hỏng hóc sẽ sinh ra từ đây. Các cao su chân máy, chân số bằng chất liệu cao su và được thiết kế khá đặc biệt để hấp thu các lực do động cơ và hộp số truyền xuống, không cho các rung động này tới sàn xe và buồng lái. Thông thường chỉ khi hỏng thì bạn mới cần thay cao su chân máy, chân số, tuy nhiên là phụ tùng hao mòn theo thời gian nên cũng được sếp vào phụ tùng cần thay thế định kỳ.
Việc bảo dưỡng định kỳ là vô cùng quan trọng không những đối với xe ô tô mà còn nâng cao tính an toàn khi sử dụng cho những người trên xe, hy vọng với lịch bảo dưỡng xe ô tô định kỳ cụ thể ở trên, xe của bạn luôn hoạt động tốt trên mọi địa hình!
TỔNG HỢP.
Bài viết liên quan
- Phụ Kiện Ô Tô Tuyết Thanh
- Sau tết nguyên đán: thời điểm vàng để mua ô tô
- Chính sách thuê pin xe ô tô điện VinFast VF e34
- Toyota Corolla Cross đạt doanh số khủng, sedan hạng B Toyota Vios vững ngôi vàng
- VinFast Đà Nẵng nhận đặt cọc xe điện VF8, VF9 nhiều khuyến mãi
- 5 dấu ấn đáng nhớ thị trường ô tô Việt Nam 2021
- Hyundai Grand i10 mới có giá cao nhất 455 triệu đồng
- Toyota Vios ưu đãi đặc biệt trong tháng 7/2021
- Bảng giá xe Hyundai tháng 7/2021 chỉ từ 315 triệu đồng
- Ô tô điện Hyundai và Kia chạm mốc 200 nghìn xe ở Châu Âu
- Tính năng hấp dẫn của xe điện VinFast VF e34
- Doanh số Hyundai Accent tăng trưởng mạnh nhờ phiên bản mới
- Hyundai Alcazar SUV 7 chỗ giá rẻ giới thiệu tại Ấn Độ
- Hyundai SantaFe cũ giảm giá sâu lên đến 150 triệu
- Honda khai tử 3 mẫu xe hơi có danh số kém để phát triển xe điện
- Top những dòng xe bán chạy nhiều nhất trong năm 2021
- Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô
- Mazda ưu đãi khủng tháng 6 lên đến 120 triệu đồng
- Top 3 thương hiệu ô tô bán chạy nhất trong tháng 5/2021
- Các dòng xe Hyundai giá rẻ và giá cạnh tranh 2021
- Hyundai SantaFe lọt top SUV bán chạy trong tháng 5/2021